Đề thi và đáp án môn Văn lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015

Đề thi môn Văn lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc

đề thi môn văn tỉnh vĩnh phúc (2)

Đáp án môn Văn vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015 – 2016:

Câu 1:  Xem trực tiếp trên đề

Câu 2:

1. Mở bài: Bày tỏ thái độ với tinh thần vượt khó trong học tập, quan điểm bản thân

2. Thân bài:

– Nêu tấm gương gặp khó khăn, học tập tốt, mô tả hoàn cảnh của các bạn

– Nhưng ưu điểm mà mình nên học hỏi và rèn luyện

– Những hành động có thể giúp đỡ bạn gặp khó khăn

3. Kết bài: Bài học kinh nghiệm rút ra

Câu 3:

1: Mở bài:

Giới thiệu về Nguyễn Du. Qua bút pháp miêu tả người độc đáo của ông đã làm nổi bật lên nhân cách và số phận của hai cô gái Thúy Vân và Thúy Kiều.

2: Thân Bài:

– 4 câu đầu:  Tác giả miêu tả ngoại hình của hai chị em, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Đồng thời miêu tả tính nết của mỗi chị em.

– 4 câu tiếp: tả vẻ đẹp của Thúy Vân: Với những từngữtrau truốt, gợi những hình ảnh ước lệ, tượng trưng đẹp  và  giàu  sức  gợi  tả, được  chọn  lọc  qua tâm  hồn  mẫn  cảm,  tinh  tế, Nguyễn Du đã khắc họa rất sống động vẻ đẹp đài các,đoan trang viên mãn mơn mởn sức sống của Thúy Vân, biểu hiện tâm hồn vô tư, dựbáo trước một cuộc đời yên ổn, vinh hoa phú quý sẽ mỉm cười, vui vẻ rước đón nàng.

-12  câu  tiếp:  Chân  dung  Thúy  Kiều:  Cùng  những  từ ngữ,hình ảnh ước  lệ tượng trưng được lọc qua tâm hồn mẫn cảm tinh tế, qua ngòi bút miêu tả tài hoa của đại thi hào hình ảnh  nàng  Kiều  hiện  lên  lộng  lẫy  sắc nước hương trời đến hoa  phải  ghen,  liễu phải hờn. Thiên nhiên đốkị, ghen ghét với nàng. Hồng nhan bạc mệnh, cái sắc sảo mặn mà” khiến thiên nhiên cũng phải đốkị, ghen ghét ấy đã dựbáo một cuộc đời đầy sóng gió, bể dâu sẽ ập đến với nàng.

Tác giả khéo léo tả Vân trước để làm nổi bật ThúyKiều. Đó là nghệ thuật đòn bẩy. Nếu Vân được tả là cô gái phúc hậu với khuôn mặt tròn như mặt trăng, đôi lông mày đậm như mày ngài mắt phượng khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” thì Thúy Kiều lại được tả là sắc sảo mặn mà” hơn hẳnThủy Vân. Khác hẳn Thúy Vân, Thúy Kiều thông minh, đa tài, đa cảm dường như số phận cuộc đời đã nhập vào điệu hồn riêng của nàng đểhóa lên bản đàn bạc mệnh”. Cảdiện mạo  bên ngoài  và  diện  mạo tâm hồn cùng  hé  mởdần  tính cách, số phận của nàng Kiều.

– 4 câu cuối: Tác giả khẳng định Thúy Kiều và Thúy Vân đều sống nghiêm túc sung sướng trong  cảnh êm đềm chướng rủ màn che”, chưa hề chú ý đến  chuyện yêu đương cho dù Tường đông ong bướm đi về” cũng vẫn mặc ai”.

– Bút pháp nghệ thuật miêu tả chân dung Chịem Kiều: Dẫu vẫn sử dụng nghệthuật miêu tả ước lệ tượng trưngcủa văn học cổ điển, thế nhưng với tâm hồn mẫn cảm tài hoa, chắt lọc, trau chuốt ngôn từ, Nguyễn Du đã khắc họa thật sinh động hai bức chân dung Thúy Vânvà Thúy Kiều mỗi người mỗi vẻ đẹp riêng, toát lên từng tính cách từng số phận riêng, không lẫn vào nhau không thể phai nhạt trong tâm hồn người.

3: Kết bài:

Bằng bút pháp miêu tả tinh tế, sử điển cố, bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều về tài sắc và cả số phận. Qua đó chúng ta càng thấy tâm phục, trân trọng tài hoa của đại thi hào dt Nguyễn Du.

 

About the Author