5 quyết định khiến bạn hối hận về tiền bạc

Những người ưa phiêu lưu và tự do có thể sẽ hối tiếc khi cố “cày” để mua một căn nhà theo ý của người thân.

Theo chiemtinhhoc.vn, trong cuộc sống, ai cũng có lúc mắc sai lầm, kể cả về tài chính. Điều tốt là, chúng ta có thể học từ kinh nghiệm của người khác để tự đưa ra lựa chọn đúng cho mình. Dưới đây là 5 sai lầm về tiền bạc phổ biến và cách bạn có thể tránh

Ưu tiên mua đồ hơn mua trải nghiệm

Một nghiên cứu về sự giàu có cho thấy việc tiêu tiền vào vật chất không chỉ thất bại trong việc làm chúng ta hạnh phúc, mà còn khiến ta cảm thấy càng khốn khổ.

Rút tiền từ quỹ tiết kiệm, bỏ ngang đóng bảo hiểm xã hội

Lập quỹ khẩn cấp để dùng cho những chi phí không ngờ tới như hóa đơn y tế hay tai nạn xe cộ. Quỹ giúp bản thân tránh nợ nần và yên tâm tinh thần, không phải rút bớt khoản tiền đã tiết kiệm cho mục đích khác.

Không xác định được giá trị sống của mình

Điều này nghe có vẻ chẳng liên quan gì đến quyết định tiền bạc nhưng hiểu rõ giá trị sống của mình có thể tác động trực tiếp tới cách bạn dùng tiền ra sao. Khi bạn hiểu rõ giá trị sống của mình, bạn sẽ biết dùng tiền vào đúng chỗ, cho những thứ quan trọng nhất với bản thân và sau này không phải ân hận.

Áp lực từ gia đình, bạn bè hay kỳ vọng xã hội chi phối rất lớn tới mỗi người. Shopping-time cho biết khi bạn không biết giá trị sống của bản thân, rất dễ đưa ra quyết định tài chính không phù hợp với mình.

Chẳng hạn, nếu bạn là người ưa phiêu lưu và phát triển cá nhân nhưng lại cố làm công việc nhàm chán nhằm có tiền mua nhà chỉ vì mọi người đều nói như vậy tốt hơn thuê thì sau này có thể bạn sẽ hối tiếc.

Mức tiêu tăng lên theo thu nhập

Điều này rất dễ thấy: Bạn có thu nhập tốt hơn nên có thể tận hưởng lối sống thoải mái, xa xỉ hơn vì đã làm việc chăm chỉ và xứng đáng được như vậy.

Nhưng câu “tôi xứng đáng” có thể là cánh cửa dẫn đến sự lạm phát về lối sống, đó là khi mức tiêu xài liên tục tăng lên cùng với mức kiếm được. Điều này sẽ khiến bạn chẳng bao giờ đạt được tới mục tiêu dài hạn về tài chính.

Một quy tắc cần nhớ là luôn tiêu theo giá cả thị trường ít hơn thu nhập, tối thiểu hóa các chi phí giúp bạn tiết kiệm và đầu tư được nhiều hơn, đi cùng với việc tương lai sẽ có nhiều lựa chọn, được tự do, linh hoạt hơn.

Không tiết kiệm ngay

Khi ở độ tuổi 20 và 30, bản thân có lợi thế lớn khi nói tới việc tiết kiệm và đầu tư: thời gian. Càng làm việc này sớm, bản thân càng thu được nhiều lợi ích.

About the Author