Văn khấn phủ Tây Hồ và thần tích bà Chúa Liễu Hạnh

Phủ Tây Hồ được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất tại Hà Nội. Nhiều du khách chuẩn bị lễ vật và bài văn khấn phủ Tây Hồ nô nức kéo về chốn đây trẩy hội, cầu may vào mỗi dịp Rằm, mùng 1, lễ Tết hàng năm,… Cùng chiemtinhhoc.vn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Thần tích xung quanh phủ Tây Hồ- Hà Nội

Tại Hà Nội cũng có vài nơi thờ bà Chúa Liễu Hạnh. Riêng đền thờ ở đây được goi là Phủ vì tưởng truyền có lẽ là nơi bà đã từng trú ngụ một thời. Giai thoại văn học dân gian về bà từng kể những câu chuyện về bà chúa bên mặt nước Tây Hồ. Vào thời Lý (1323-1313). danh sĩ nổi tiếng bây giờ là Phùng Khắc Khoan cùng với hai người bạn thơ nữa là ông cử nhân họ Ngô và ông tú tài họ Lý.

Văn khấn phủ Tây Hồ và thần tích bà Chúa Liễu Hạnh

Văn khấn phủ Tây Hồ và thần tích bà Chúa Liễu Hạnh

Một dịp, ba người rủ bơi thuyền ngắm trăng trên hồ. Một cô gái cùng lúc đó cũng đang chèo chiếc thuyền đánh cá gần ba chàng thi sĩ. Ba chàng mời cô gái lên thuyền cùng ngắm trăng vịnh thơ Tây Hồ. Nhưng đêm đã về khuya, cô gái kia bơi thuyền lẫn vào trong sương mù rồi biến đi từ lúc nào mà ba chàng đều không hay biết. Ba thi sĩ buồn bã rủ nhau lên bờ. Cùng lúc đó, một cơn gió thoáng qua mặt họ và đưa tới một mảnh giấy hồng trong đó có chép một bài thơ. Ba chàng thi sĩ liền hiểu ra rằng, cô gái chèo thuyền bắt cá trong đêm chính là Quỳnh Hoa tiên.

Di tích lịch sử Phủ Tây Hồ dựng ngay mép nước ở làng Tây Hồ. Làng Tây Hồ còn có xóm Cung, nơi ngày xưa Lê Lợi ra ngồi câu cá và ngắm cảnh hồ. Và cả miếu thờ Trâu Vàng cũng được dựng ở đây.

Xem thêm cách xem tuổi xông nhà 2019 qua bài viết: XEM TUỔI XÔNG NHÀ, XÔNG ĐẤT NĂM 2019 KỶ HỢI.

Thần tích bà chúa Liễu Hạnh và ba lần giáng trần

Trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, mẫu Liệu Hạnh được xem là một vị thánh. Bà được xem là một trong tứ bất tứ, là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế. Trải qua 3 lần xuống trần độ người từ các nhà nước phong kiến của Việt Nam thì bà đã được các triều đại phong làm Mẫu nghi thiên hạ hay còn được gọi là mẹ của muôn dân. Cho đến cuối đời, bà đã quy y nơi cửa Phật.

Văn khấn phủ Tây Hồ và thần tích bà Chúa Liễu Hạnh

Văn khấn phủ Tây Hồ và thần tích bà Chúa Liễu Hạnh

Tương truyền bà là công chúa Quỳnh Hoa, con gái thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, vì đánh vỡ chén ngọc mà bị vua cha giáng xuống trần gian, đầu thai làm người trần mắt thịt, con gái một gia đình họ Lê ở Nam Định. Họ đặt tên nàng là Giáng Tiên do dung mạo nàng xinh đẹp. Đến năm 18 tuổi nàng xây dựng gia đình rồi năm 21 tuổi nàng mất dù không bị bệnh tật gì.

Cuộc sống ngăn ngủi nơi trần thế khiến bà lưu luyến, nhớ khôn nguôi. Bởi vậy vua cha Ngọc Hoàng cho nàng thêm hai lần đầu thai làm người. Những lần giáng sinh sau đó, bà lấy hiệu là Liễu Hạnh, ngao du sơn thủy, thưởng lãm cảnh đẹp hùng vĩ của đất nước và gặp gỡ, giao lưu với biết bao người, nhất là những tao nhân mặc khách (trong đó có Phùng Khắc Khoan để rồi cuộc gặp gỡ này lưu lại vết tích là phủ Tây Hồ).

Trong hai lần giáng sinh này, dân gian lưu truyền nhiều tích về bà chúa Liễu Hạnh. Từ việc nàng ủng hộ tiền bạc để đắp đê ngăn lũ, đến xây dựng cầu cống, mở đường mở sá cùng nhiều công trinh giúp nhân dân. Thậm chí, nàng còn ra tay làm phép để phù hộ nhân dân đánh đuổi giặc Tàu. Dân gian truyền lại rằng, lần giáng trần thứ ba của bà là vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh, nhân dân lầm than cơ cực. Nàng cứu nhân độ thế, đi khắp nơi giúp đỡ kẻ yếu thế, trừng trị kẻ ác. Bởi thế, nhân dân lập đền thờ ở nơi nàng giáng trần (đền Sòng, Thanh Hóa).

Văn khấn phủ Tây Hồ

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Hương tử chúng con kính lạy:

– Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”

– Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

– Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

– Mẫu Đệ tam thủy cung!

Hương tử con là: ……………………

Ngụ tại: ……………………

Hôm nay là ngày: ……………………

Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.

Thành tâm kính dâng lễ vật: …………………….

Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý….

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu”.

Xem thêm cách xem tuổi xông đất 2019 tại: XEM TUỔI XÔNG NHÀ, XÔNG ĐẤT NĂM 2019 để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi sắp tới nhé.