Quà tặng cuộc sống – câu chuyện ếch và bò cạp

“Bản chất của con người khó mà thay đổi được” – Đây là một trong 3 bài học mà qua tang cuoc song hôm nay muốn gửi tới các bạn thông qua một câu chuyện ngụ ngôn rất nổi tiếng “Ếch và bò cạp”. Cùng đọc câu chuyện và suy ngẫm về những bài học được nhắn nhủ qua câu chuyện này nhé!

Câu chuyện ếch và bò cạp

Câu chuyện ếch và bò cạp

Chuyện kể rằng, xưa kia có một con bọ cạp và một con ếch sống trong một khu rừng nọ. Một lần con bọ cạp muốn vượt qua cái hồ, nhưng nó không thể bơi được. Thế nên con bò cạp đành vội vã chạy đến chỗ con ếch và nhờ ”Anh Ếch này, anh làm ơn chở dùm tôi qua bên kia hồ được không?” “Được chứ”, con ếch trả lời ”nhưng, trong hoàn cảnh này thì tôi phải từ chối thôi. Anh có thể chích tôi lúc tôi đang bơi thì sao?” “Nhưng tại sao tôi phải làm vậy?”, con bọ cạp hỏi. “Tôi làm sao chích anh được, bởi vì anh sẽ chết, và tôi thì sẽ bị chết chìm”. Mặc dù con ếch biết bọ cạp rất độc nhưng cái logic ấy quá hết sức thuyết phục. Có lẽ, con ếch cảm thấy, trong trường hợp này thì con bò cạp sẽ biết coi chừng cái đuôi của nó. Thế là con ếch đồng ý. Con bò cạp leo lên lưng ếch và cả hai bắt đầu băng qua bên kia hồ. Ngay khi đến đúng giữa hồ, con bọ cạp co cái đuôi và chích con ếch. Bị thương đến chí tử, con ếch la lên “tại sao anh chích tôi? Chích tôi thì có lợi gì chứ?, bởi bây giờ tôi sẽ chết và anh cũng sẽ chết chìm”.
Con bọ cạp thều thào tự thú: “Tôi đâu có muốn hại bạn đâu. Nhưng tại bản năng thúc dục tôi, tôi không cưỡng lại được nên tôi phải chích bạn!”

Sau khi đọc xong câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra được những bài học sau:

Bài học thứ nhất:
Bản chất của con người khó mà thay đổi được.
Có một số người, khi hoàn cảnh thay đổi, họ sẽ thay đổi theo. Thế nhưng không phải tất cả. Vì thế phải biết cách kỳ vọng hay đối xử với mọi loại người khác nhau. Chấp nhận họ nhưng cũng phải biết bảo vệ bản thân mình. Nếu chỉ yêu thương tin tưởng mù quáng thì hậu quả sẽ không tốt đẹp cho bất kì bên nào.

Bài học thứ hai:
Một số người thích níu kéo người khác vào chỗ chết chùm và họ còn vui sướng khi làm được điều đó. Vì vậy chúng ta nên đánh giá con người một cách thận trọng chính xác trước khi quyết định làm bạn giúp đỡ họ.

Bài học thứ ba:
Không phải lúc nào lòng nhân từ của bạn cũng được trả ơn.
Tùy vào hoàn cảnh và sự hiểu biết của người đối diện, mà sự cảm ơn sẽ thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, và không loại trừ lời cảm ơn là một nọc độc đến từ sau lưng. Đặt hoàn toàn tin tưởng vào người khác cần phải biết đối tượng đó là ai và cần có thời gian để thử thách.

About the Author