GATO hay còn gọi là “hội chứng Ghen Ăn Tức Ở” dường như đang trở thành hiện trạng phổ biến. Chúng ta đều biết cảm giác đố kỵ và ghen ghét là những cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến công việc, tình yêu và cuộc sống của chúng ta. Nhưng những cảm xúc này bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để kiểm soát chúng thì không phải ai cũng có thể làm được.
– Đố kỵ và ghen ghét là 2 cảm xúc khác nhau nhưng chúng đều bắt nguồn tự nỗi sợ:
Đố kỵ là vì bạn lo sợ bản thân mình thiếu những thứ mà người khác có. Có 2 kiểu cảm xúc: Người A muốn những thứ người B có. Chẳng hạn bạn đố kỵ vì một người bạn của mình có công việc ổn định với mức lương cao hơn hẳn.
Ghen ghét là nỗi sợ bị mất đi những thứ mình đang có. Người A lo sợ sẽ mất đi người (hoặc vật) B vì người (hoặc vật) C. Chẳng hạn như bạn lo sợ sẽ bị mất việc vì có một đồng nghiệp đang làm việc giỏi hơn hẳn mình.
Đố kỵ hay ghen tức đều là những cảm xúc bình thường. Hai cảm xúc này thường bắt nguồn từ sự cạnh tranh, ganh đua giữa con người với nhau (hoặc bạn có thể đổ lỗi cho bản năng hoang dã của mình).
– Khi bạn ghen tị với người khác thì sẽ có cảm giác như đang bị chĩa mũi dùi vào mình. Động vật thường so sánh bản thân mình với đồng loại. Khi chúng đang ở một vị trí cao, chúng sẽ nghĩ “Mình có thể với tới trái chín đó”. Khi chúng đứng thấp hơn, chúng sẽ nghĩ “Mình không cần phải với tới trái đó vì có thể những động vật khác sẽ tấn công mình”.
Vì vậy, khi bạn ganh tị với một ai đó, phần “con” trong bạn sẽ nghĩ rằng cuộc sống của mình đang bị người đó đe doạ.
Vậy thì làm thế nào để chúng ta vượt qua được những cảm xúc tiêu cực này?
– Tắt Internet đi: Dù chúng ta luôn phủ nhận, nhưng thực tế thì Internet hiện đang là công cụ khuếch tán sự đố kỵ. Các phương tiện truyền thông như blog hay mạng xã hội chính là mảnh đất màu mỡ để cho sự đố kỵ và ghen tức nảy mầm. Ví dụ điển hình nhất là bạn chẳng cảm thấy xa lạ gì khi đọc những tin tức về nghệ sĩ và hàng loạt các comment chê bai chửi bới họ, dù đôi khi những lời lăng mạ ấy cực kỳ vô lý.
Vì vậy, nếu cảm thấy bản thân mình đang đố kỵ/ ghen ghét với một người nào đó hay bị những cảm xúc tiêu cực từ người khác làm phiền, thì hãy offline và tìm phương pháp thư giãn khác.
– Ý thức được sự ghen ghét và đố kỵ của bản thân. Khi bạn nhìn thấy một điều gì đó khiến cho bạn đố kị hoặc ghen ghét thì hãy cho bản thân thời gian để bình tĩnh và suy nghĩ trước khi đưa ra những nhận xét, phản ứng tiêu cực.
– Xác địch mục tiêu rõ ràng. Khi bạn tập trung vào những mục tiêu đã được đặt thì sẽ giảm bớt sức chú ý đến những người khác và sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu nhanh hơn. Vì vậy, thay vì ganh tị với thành công của người khác thì hãy lập kế hoạch và hành động.
– Khoe khoang đôi chút về bản thân. Đôi khi bạn có thể “khoe khoang” và tự hào một chút về những điều mình đã làm được. Dù là nói với người khác hay những người bạn thân của mình. Hãy chuyển trọng tâm đến những điều khiến bạn hài lòng về cuộc sống của mình, những điều khiến bạn hạnh phúc thay vì tự khiến bản thân mình khó chịu vì hạnh phúc của người khác.
– Thay vì so sánh bản thân với đồng nghiệp hay bạn bè thì hãy so sánh bản thân với cha mẹ hoặc ông bà của mình. Và rồi bạn sẽ nhận thấy rằng cuộc sống của bản thân ở thời điểm hiện tại đã rất tốt hơn so với thời của ông bà hay cha mẹ của mình.
– Tránh xa những thứ khiến bạn đố kỵ. Bạn có thể tạm thời không gặp mặt, không theo dõi Facebook của những người bạn khiến mình cảm thấy đố kỵ với họ cho đến khi có thể thay đổi quan điểm, cảm xúc của bản thân.
– Trân trọng những thứ mình đang có.
– Dành thời gian và tiền bạc để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.Và bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa những gì bạn nghĩ về cuộc sống của một người nào đó và những gì họ đang phải thực sự trải qua.
– Cởi mở khi nói về những điều khiến bạn đố kỵ và những cảm xúc đó đã ảnh hưởng đến bản thân bạn thế nào.
– Khi ghen tị với sự thành công của một người nào thì cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn sẽ cố gắng để đạt được những điều đó.
– Chúc mừng người khác và vui mừng cho thành công của họ.