Bạn là nghệ sĩ tài hoa hay nhà khoa học tiềm ẩn?

Bạn ưa phân tích hay thích sáng tạo – điều này phụ thuộc vào việc ‘não trái’ hay ‘não phải’ đang thống trị luồng tư duy.
Hãy thử test cùng chiêm tinh học, để xem bạn hướng về phần “nghệ sĩ” hay “khoa học” nhé? Và nhớ rằng không có câu trả lời nào là đúng hay sai, hãy chọn câu gần đúng với mình nhất.

1. Bạn mới được tặng một bộ ghép hình. Phản ứng đầu tiên của bạn là gì?

a. Bạn kiếm ngay những miếng có cạnh phẳng và có góc trước đã để bắt đầu xếp và ghép.

b. Bạn thích thú ngắm nhìn bức tranh in trên chiếc hộp hơn.

c. Bạn cố lắp ghép các miếng ghép với nhau một cách ngẫu nhiên.

2. Khi rủ tụi bạn chơi một trò trên báo, bạn thường:

a. Giải thích rõ các quy tắc và yêu cầu mọi người phải làm đúng.

b. Đọc qua quy tắc, tự “sáng tạo” thêm vài quy tắc khác cho phù hợp với cả nhóm và thậm chí còn… ăn gian một chút nữa!

c. Làm theo bất kỳ quy tắc gì tụi bạn thích và đặt ra.

3. Sắp đến ngày sinh nhật và mẹ hỏi bạn thích quà gì. Bạn sẽ chọn:

a. Một món đồ như quần áo, cặp tóc…

b. Một cuốn sách hoặc một đĩa phim mới.

c. Cứ có quà mẹ mua là thích rồi, gì cũng được.

4. Bạn thích đọc loại sách nào?

a. Một cuốn tiểu thuyết dài, liền mạch.

b. Một tập truyện ngắn.

c. Tuỳ tâm trạng.
5. Nhân ngày của Mẹ, bạn giành “nhiệm vụ” nấu một bữa ngon lành. Bạn sẽ:

a. Làm một món đơn giản và quen thuộc.

b. Tự “phát minh” ra một món mới toe, pizza đồng quê thập cẩm chẳng hạn .

c. Để mẹ chọn mẹ thích món gì.

6. Khi bạn xem các chương trình ảo thuật, bạn:

a. Thắc mắc không biết thủ thuật là thế nào và theo dõi thật kỹ để tìm ra chúng.

b. Chỉ muốn được làm trợ lý cho họ, vì bạn biết khá nhiều thủ thuật.

c. Tròn mắt xem và sung sướng vì hoá ra những điều thần kỳ là có thật.

7. Khi xem “Đường lên đỉnh Olympia”, bạn thường thích câu hỏi của phần thi nào nhất?

a. Phần nào cũng thích thử sức.

b. Những câu có tính toán, bao gồm khả năng toán học.

c. Những câu hỏi kiểu IQ hình hoạ, chọn hình thích hợp điền vào dấu hỏi chấm.

8. Khi học ngoại ngữ, bạn thường:

a. Tự phát âm theo cách mình nghĩ những từ đơn giản và chỉ tra từ điển những từ dài.

b. Học thuộc và luyện tập nhiều.

c. Nghe nhiều để phát âm cho đúng, từ đó sẽ nhớ được nghĩa của các từ.
9. Bạn có thường tập trung lâu được không?

a. Nếu cân bằng được giữa học và chơi thì làm gì bạn cũng tập trung cả.

b. Khá lâu. Bạn có thể ngồi đọc hoặc chỉ ngồi giải ô chữ hoặc chơi xếp hình liên tục hàng tiếng đồng hồ.

c. Rất ít khi. Chỉ tập trung được một chút, nhưng nếu có bạn học nhóm thì tốt hơn.

10. Bạn đang đi bộ và ai đó đá một quả bóng về phía bạn. Bạn thường dùng chân nào để đá trả lại quả bóng đó?

a. Phải.

b. Trái.

c. Lúc chân này lúc chân kia, tương đối cân bằng.

Bạn có thể thích thú khi ngồi đọc một cuốn sách khoa học và cũng thích thú y như vậy khi cặm cụi vẽ một thế giới tưởng tượng ngộ nghĩnh

*Nào nào, kết quả đây:

Nếu toàn a là a: Có một nhà khoa học đang “ẩn mình” trong bạn

Bạn đang sử dụng “não trái” nhiều hơn và có xu hướng phân tích vấn đề. Bạn thích tìm hiểu xem mọi việc vận hành ra sao, và thường đặt ra những câu hỏi hóc búa. Bạn học khá ổn, đúng không?

Bạn có thể sẽ còn ổn hơn nếu kích thích thêm “não trái”. Ví dụ, tìm hiểu xem tại sao “đá tủ lạnh lại tan trong nước ấm?”. Bạn cũng có thể khuyến khích “não phải” bằng cách thử sáng tạo nghệ thuật như kết hợp màu sắc trong phòng mình, viết nhật ký, hoặc truyện ngắn, tham gia các hoạt động xã hội nữa.

Nếu bạn tick rất nhiều b: Một nghệ sĩ đã có mặt bên trong bạn!

Việc bán cầu não phải “thống trị” khiến bạn suy nghĩ sáng tạo, phát triển tốt trong những tình huống được bộc lộ bản thân. Bạn sẽ rất giỏi trong những trò chơi thị giác, như tìm điểm khác nhau, khám phá các mẫu hoa văn, hình dáng, kích thước… Bạn cũng thích các hoạt động thể chất hơn những người “não phải”.

Bạn phù hợp với những thời gian biểu có nhiều hoạt động xen kẽ (có thể cùng một mục đích) hơn là chỉ “dính chặt” lấy một việc. Để khuyến khích cả bán cầu não trái, bạn nên “tự giới thiệu” mình với toán học, âm nhạc, những trò chơi vận dụng trí nhớ…
Còn nếu bạn tick toàn c: Bạn đa năng và cân bằng.

Bạn có thể thích thú khi ngồi đọc một cuốn sách khoa học và cũng thích thú y như vậy khi cặm cụi vẽ một thế giới tưởng tượng ngộ nghĩnh – tuỳ vào tâm trạng của bạn. Bạn có lợi thế là dễ dàng tương tác với cả những người “não phải” hoặc “não trái”, và cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Bạn có thể giúp cả hai bán cầu não cùng “hăng hái” bằng cách thực hiện xen kẽ những hoạt động phân tích (học toán, chơi những trò chơi khoa học đơn giản…) với những thử thách sáng tạo như viết nhật ký, chụp ảnh…

About the Author