Tháng “Củ mật” là gì? Lời dạy bảo của người xưa cho con cháu

Những ngày cuối năm Âm lịch ai cũng phải thốt lên rằng sao tôi xui xẻo thế này đúng là “tháng củ mật” nhưng tên gọi này từ đâu mà có không phải ai cũng biết.

Từ đâu mà tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp

Theo lich am, chúng ta thường có thói quen gọi tháng 12 Âm lịch là tháng Chạp là vì Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Chạp có nguồn gốc từ chữ Lạp trong tiếng Hán. Ở Trung Quốc, Lạp là lễ tế thần vào dịp cuối năm (tháng 12 Âm lịch), người Việt thường hay có Giỗ Chạp. Tên gọi tháng Chạp xuất phát từ đây.

Tháng Chạp – thời điểm cận Tết Nguyên đán, người Trung Hoa và người Việt thường đi thăm mộ tổ tiên, mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Nhiều dòng họ mang cả con cháu đi lễ mộ cùng để chỉ dẫn về phần mộ và nói về vai vế, công lao của người trong mộ đối với dòng họ để con cháu biết ơn, cung kính tổ tiên.

Vì sao tháng 12 Âm lịch được gọi là “tháng củ mật”

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu “tháng củ mật – cẩn thận cửa nẻo”. Không ít người phân vân không rõ “củ mật” là cái củ gì, thực chất không phải là một loại củ mà đó là một từ Hán Việt. “Củ” có nghĩa là đốc trách, xem xét. Người xưa thường nói “củ sát” – tức là kiểm soát theo cách nói ngày nay. Còn “mật” được dùng trong “cẩn mật”, ý chỉ sự kín đáo, không để lộ.

Tháng 12 Âm lịch được gọi là “tháng củ mật” ý là nhắc nhở nhau cẩn thận, bởi, đây là thời điểm gần Tết, ai cũng cố gắng thu gom tiền bạc, thu tiền nợ về sau một năm làm ăn chăm chỉ. Không những thế, có quá nhiều việc tất bật phải lo lắng từ việc sắp xếp, lau dọn nhà cửa đến kinh doanh nên thường trong tâm trạng bất an, mệt mỏi.

Những kẻ xấu biết được điều này nên cố gắng rình mò để trộm cắp để mong có được cái Tết no ấm như người giàu. Thời điểm này, chỉ cần xong được việc là nhiều người sẵn sàng buông hết tất cả để ngủ ngon lành, thậm chí đôi khi còn quên khóa cổng, khóa cửa, thu dọn đồ đạc…

Ngoài ra, thời tiết cuối năm thường hanh khô, trời rét sinh khí thường cạn kiệt dễ gây hỏa hoạn, cháy nổ.

Chính vì thế vào thời xưa, quan lại các cấp cứ đến tháng Chạp là nhắc nhở người dân phải cẩn thận đề phòng, tăng cường “củ mật” để ngăn ngừa trộm cắp.

Bên cạnh đó, “tháng củ mật” cũng là tháng nhiều người quan niệm rằng hay gặp xui xẻo, hay bị “tai bay vạ gió”.

Theo đó, trong tháng 12 âm lịch, nhất là những ngày giáp Tết, mọi người thường hối hả bận rộn hơn. Hầu hết ai cũng có công việc, phải đi lại thường thường xuyên. Ngoài giải quyết công việc còn khách đến nhà chơi nên thường gây nên trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, buồn ngủ. Đây cũng là thời điểm tiệc tùng gia tăng, uống nhiều rượu bia dễ gây tai nạn…

Để tránh cảnh mất mát tiền của ngày cuối năm, cần nâng cao cảnh giác, không mang theo nhiều tài sản có giá trị, không nên để ví, điện thoại… ở những nơi dễ nhìn thấy, dễ lấy được.

Khi đi ra ngoài đường với xe máy nên gửi xe, không nên dựng xe mà không có người trông coi. Ngoài ra, khóa càng cẩn thận hoặc gắn các thiết bị chống trộm như hệ thống khóa mã số bằng điện tử, khóa chân chống…

Khi cả gia đình về quê hay đi chơi cần kiểm tra và khóa kỹ lưỡng các lối ra vào trong nhà, nhờ hàng xóm trông nom giúp…

Trong tu vi phuong dong, tháng này để làm việc được thuận lợi, may mắn mọi người cũng nên lưu ‎ý một số ngày. Theo các chuyên gia phong thủy, khi tiến hành các công việc trong tháng củ mật này nên tránh những ngày được dân gian cho là xấu, đại kỵ như các tháng khác.

Đó là những ngày 3, 5, 7, 13, 18, 22, 27. Đây được coi là những ngày Tam nương, rất xấu. Dù chưa có những nghiên cứu chính thức nhưng tín ngưỡng dân gian lâu đời nên chúng ta cũng cần tránh, kiêng để lành.

Vào những ngày này chúng ta nên tránh những điểm khởi đầu và kết thúc một công việc quan trọng với cuộc đời, sự nghiệp.