The voice 2015- Ẩn ý đằng sau việc Thu Phương cho Kiều Anh 0 điểm

Trong đêm diễn bán kết cuộc thi Giọng hát Việt 2015 ( The Voice 2015), cú sốc về điểm số giống trường hợp thí sinh Hà Linh năm 2013 lại được tái hiện. Huấn luyện viên Thu Phương đã dành số điểm tuyệt đối 100 cho thí sinh Hoàng Dũng, mặc dù trước đó cả Hoàng Dũng và ca nương Kiều Anh đều thể hiện rất xuất sắc.

Thang điểm 100 gây tranh cãi của Thu Phương

Trả lời phỏng vấn của tập chí chuyen cua sao, Thu Phương giải thích lựa chọn của mình rằng ở Việt Nam, Kiều Anh đã là một ca nương được nhiều người biết đến. Sau The Voice, cô gái sinh năm 1992 vẫn có lịch diễn dày đặc cũng như hàng loạt dự án mới. Việc đi tiếp hay dừng lại ở đêm bán kết không còn quá quan trọng với Kiều Anh.

Trong khi đó, Hoàng Dũng lại đến với Giọng hát Việt từ con số 0, nhưng anh chàng 19 tuổi có những tiến bộ rất ấn tượng. Do đó, Thu Phương muốn tạo điều kiện cho cậu học trò của mình cơ hội được hát trong đêm chung kết.

Thu Phương thẳng tay loại ca nương Kiều Anh

Thu Phương thẳng tay loại ca nương Kiều Anh

Nữ HLV nhấn mạnh quyết định này không liên quan gì đến tình cảm mà cô dành cho hai học trò. Bên cạnh đó, Thu Phương cho biết chỉ muốn người đi tiếp sẽ được hát cùng cô trong đêm cuối cùng của chặng đường The Voice.

Dù đã giải thích nhưng dư luận vẫn thể hiện sự không đồng tình với Thu Phương. Nhiều người cho rằng việc HLV không cho Kiều Anh bất cứ điểm nào là loại bỏ công sức và nỗ lực của học trò. Bên cạnh đó, cũng có người cho rằng The Voice là chương trình tìm kiếm tài năng ca hát, cần có sự quyết liệt giữa các thí sinh và công bằng của HLV nên họ không đồng tình với lựa chọn của nữ ca sĩ.

Liên hệ với Thu Phương, cô chia sẻ ngắn gọn tất cả những gì muốn giải thích đều đã được nói hết trên sân khấu. Còn những vấn đề liên quan và phản ứng khán giả, cô chưa muốn trả lời mà hẹn vào thời điểm thích hợp.

Về phía Kiều Anh, ca nương 9X chia sẻ cô hoàn toàn hiểu và tôn trọng quyết định của HLV. Cô nói: “Sau khi chương trình kết thúc, chị Thu Phương có chia sẻ với tôi về quyết định của chị. Bản thân tôi rất hiểu khi chị lựa chọn để Hoàng Dũng có thêm cơ hội trình diễn trên sân khấu. Từ vòng đầu, tôi luôn cố gắng và nỗ lực nên đến được chặng đường này là điều rất đáng hài lòng. Trên hết, tôi đã có thêm những khán giả yêu quý mình”.

Nói về việc bị “chấm trượt” với thang điểm 100 của Thu Phương, Kiều Anh chia sẻ cô không cảm thấy bất công hay có ý phản đối vì quan trọng nhất là tình cảm của ba cô trò sau cuộc thi vẫn không thay đổi. Điều duy nhất khiến cô buồn là không còn được duy trì thói quen tập luyện, trình diễn trên sân khấu The Voice như vài tháng qua.

Định lượng tài năng hay cũng chỉ là “chiêu trò”?

Thu Phương không phải người đầu tiên sử dụng thang điểm 100 trên ghế nóng Giọng hát Việt. Ở mùa thi trước, HLV Hồng Nhung cũng từng đưa ra cách lựa chọn định lượng khi “chấm” Cát Tường và loại Hà Linh trong vòng bán kết.

Ở thời điểm đó, thậm chí sự việc còn nóng hơn lần này. Dư luận đặc biệt là những người yêu thích giọng hát Hà Linh, những người đã đem lại cho cô 70% tỷ lệ tin nhắn bình chọn, đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ quyết định của Hồng Nhung. Chính Hà Linh dù chia sẻ “không tránh khỏi bị sốc khi nhận điểm 0” nhưng cũng phải lên tiếng bênh vực cô giáo của mình để làm dịu dư luận.

Cách lý giải của 2 nữ HLV ở hai mùa thi có phần cũng giống nhau. Họ đều ưu tiên yếu tố mới mẻ, lựa chọn những thí sinh đến với cuộc thi từ con số 0 thay vì những người ít nhiều đã được biết đến. Và cả hai trường hợp, HLV đều khẳng định không bị chi phối bởi những yếu tố như cảm tính hay “áp lực ngầm”.

Sự bức xúc của dư luận trong cả 2 lần chấm điểm của các HLV đều vì điểm số quá chênh lệch giữa hai thí sinh. Việc cho Hoàng Dũng 100 điểm đồng nghĩa điểm của Kiều Anh là 0. Điều này phủ nhận mọi cố gắng của ca nương Hà thành.

Chưa kể những người bị chấm điểm “cá biệt” đều là những cái tên có thực lực, ít nhiều được biết đến hoặc được đào tạo bài bản, có cá tính âm nhạc riêng. Liệu thêm vài lần ê chề như vậy, những giọng hát như thế này có tiếp tục muốn tham dự các cuộc thi ca nhạc trên truyền hình?

Đành rằng nếu đánh giá sự việc trên góc nhìn giải trí của cuộc thi, có thể coi đây không hơn gì một “chiêu trò” kích thích rating của các HLV hay nhà tổ chức. Điểm số bao nhiêu và ai đi tiếp, ai bị loại thì cuối cùng mọi người đều vui vẻ, tình thầy trò chẳng sứt mẻ gì, còn dư luận thì càng bức xúc có khi… càng tốt.

Nhưng sau nhiều năm các chương trình truyền hình giải trí nở rộ ở Việt Nam, khán giả đã “khôn” hơn rất nhiều. Khán giả có tiếp tục trung thành với chương trình hay không phải vì những diễn biến kịch tính mà quan trọng hơn là sự kịch tính đó thuyết phục tới mức nào.

About the Author